Khoá học : Cảm Nhận Nhịp Điệu Thông Qua Vận Động (P.1)
Giới thiệu về khóa học
Để có hiệu quả tốt nhất, đây là lời khuyên từ Giáo Viên:
– Người học chỉ nên thực hiện mỗi ngày một bài tập.
– Để bắt đầu thực hiện bài tập, người học cần hít thở sâu, giữ sự bình tĩnh và tập trung, thư giãn nhưng không lơ là. Chú ý vào âm nhạc và các bước thực hiện đã được hướng dẫn.
– Quá trình thực hiện các bài tập cần được xuyên suốt, không nên bị ngắt quãng.
– Người học có thể đặt điện thoại quay video lại toàn bộ quá trình mình thực hiện để có thể nhìn thấy các cử động của mình một cách khách quan nhất.
BÀI TẬP 1 : PHÁCH ĐỀU BÊN NGOÀI & PHÁCH ĐỀU BÊN TRONG
Mục tiêu: Tưởng tượng độ dài của âm thanh, lắng nghe bên trong, kiểm soát cơ thể
Chuẩn bị: File mp3 bài nhạc. Tư thế đứng sẵn sàng. Đàn Piano/Organ
1.Nghe nhạc. Vỗ nhẹ các phách đều bạn có thể cảm thấy.
2. Khi âm nhạc dừng, bạn dừng.
3.Tiếp tục thể hiện phách đều ra bằng vỗ tay.
4.Khi nhạc vẫn đang chơi, đôi khi hãy dừng lại và cảm nhận các phách đều vỗ bên trong cơ thể bạn.
5.Khi nhạc dừng, hãy tiếp tục đếm các phách đều.
6.Thực hiện các bước tương tự cho đến khi hết nhạc.
7.Ngồi tại đàn Piano. Bật metronome tốc độ 80, đếm theo metronome.
8.Chơi nhóm hai phím đen đều theo metronome với tay trái.
9.Tạo ra các giai điệu với ba phím đen bên tay phải. Tận hưởng âm nhạc.
10.Giữ phách đều dưới chân, tạo ra những giai điệu trên các phím đàn.
11.Dừng lại khi bạn thấy đã đủ.
12.Viết ra những quan sát và ghi nhận của cá nhân sau toàn bộ quá trình.
—————————————————————–
Khi nghe nhạc bạn có thả lỏng các cơ trên cánh tay, trên bắp đùi, vai của bạn, đầu gối của bạn, cơ thể của bạn để di chuyển theo nhạc không? Bạn cảm thấy thế nào khi âm nhạc dừng lại/bắt đầu sớm hơn/muộn hơn so với dự đoán của bạn không? Khi thực hiện toàn bộ quá trình này, cảm nhận của bạn như thế nào? Viết ra nhiều hơn những gì bạn có thể cảm nhận và muốn chia sẻ.
BÀI TẬP 2 : NHÓM 4
Mục tiêu: Làm quen với sức hút của phách mạnh, cảm nhận nhịp điệu âm nhạc chia theo nhóm 4
Chuẩn bị: File mp3 bài nhạc. Tư thế đứng sẵn sàng. Đàn Piano/Organ
1.Nghe nhạc. Đếm theo nhóm “1 – 2 – 3 – 4” và bước đi theo phách đều.
2.Khi bạn đếm “1″, hãy vỗ tay.
3.Bây giờ thì đổi chỗ khác.
4.Thể hiện phách “1″ bằng cách của bạn, sáng tạo hơn.
5.Khi âm nhạc vẫn đang chơi, hãy dừng lại và thể hiện ra cơ thể bạn các phách “1″.
6.Tiếp tục bước đi với âm nhạc và cảm nhận sức hút các phách “1″ bằng cách vỗ tay.
7.Đổi ngược lại, vỗ tay theo phách đều và bước vào phách “1”.
8.Thực hiện các bước như trên đến khi hết nhạc.
9.Ngồi xuống đàn Piano. Bật metronome tempo 80. Đếm theo metronome.
10.Tay trái chơi 4 phím đàn C B A G, tiếp tục đếm “1 – 2 – 3 – 4″ bên trong bạn.
11.Tay phải vỗ xuống mặt đàn vào phách “1″.
12.Tạo ra giai điệu với tay phải bằng các nốt C, E, G, chỉ chơi vào phách “1″. Tận hưởng âm nhạc và cảm nhận sức hút của phách mạnh trong nhóm 4.
13.Tạo ra giai điệu với tay phải ở phách “1 – 2″ sau đó là “1 – 2 – 3″ bằng các nốt C, E, G sau đó tạo ra giai điệu với tay phải ở phách. Nâng cao hơn là: “1 – 2 – 3 – 4 – 1” . Hãy sáng tạo hơn với các nốt kế bên. Dừng lại khi bạn đã thấy đủ.
14.Viết ra những quan sát và ghi nhận của cá nhân sau toàn bộ quá trình.
—————————————————————–
Khi di chuyển bạn có thể dễ dàng để đếm theo nhịp không? Khi thể hiện ra phách 1 bạn có thực hiện đúng thời điểm không? Hoạt động trên đàn Piano ở bài tập 1 này đem đến cảm nhận gì khác cho bạn so với bài tập 2? Viết ra nhiều hơn những gì bạn có thể cảm nhận và muốn chia sẻ.
BÀI TẬP 3 : NHỊP THAY ĐỔI
Mục tiêu: Nhận thức về nhịp điệu và sự thay đổi, nhận thức về sự khác biệt và linh động trong việc kiểm soát cơ thể, sử dụng năng lượng khác nhau, sức hút khác nhau, trí nhớ cảm giác.
Chuẩn bị: File mp3 bài nhạc. Một dụng cụ trong nhà có thể tạo ra nhạc tính hoặc một nhạc cụ bộ gõ. Tư thế đứng sẵn sàng. Đàn Piano/Organ
1. Nghe nhạc. Đếm theo nhóm 3, “1 – 2 – 3″
2. Bước đều vào mỗi phách bạn đếm.
3. Vỗ/Tác động vào dụng cụ đó khi bạn đếm “1″
4. Âm nhạc thay đổi. Đếm theo nhóm 2, “1 – 2″. Tiếp tục vỗ/tác động vào phách mạnh của nhóm 2.
5. Âm nhạc thay đổi. Đếm theo nhóm 4, “1 – 2 – 3 – 4″. Tiếp tục vỗ/tác động vào phách mạnh của nhóm 2.
6. Tiếp tục thực hiện bài tập cho đến khi hết nhạc.
7. Ngồi xuống đàn Piano. Bật metronome tốc độ 80. Vỗ đều bằng tay các nhóm nhịp điệu.
8. Chơi với tay phải với các nốt trong điệu thức C Major, tự thay đổi các nhịp điệu theo ý muốn của bạn.
9. Tay trái chơi phím C vào các phách mạnh.
10. Đổi hoà âm tay trái vào các phím khác như F, G. Luôn cảm nhân phách mạnh khi nhịp điệu thay đổi. Tận hưởng sự khác biệt của nhịp điệu. (Bạn có thể chơi với hợp âm nếu như có khả năng)
11. Viết ra những quan sát và ghi nhận của cá nhân sau toàn bộ quá trình.
—————————————————————–
Bài tập này đòi hỏi cả sự tập trung và thư giãn để có thể hoà nhịp với âm nhạc. Tâm trí của bạn có chú ý đế nhịp điệu âm nhạc hay không? Cơ thể của bạn có nhanh chóng điều chỉnh theo sự thay đổi của âm nhạc không? Viết ra nhiều hơn những gì bạn có thể cảm nhận và muốn chia sẻ.
BÀI TẬP 4 : ĐEN, TRẮNG, TRÒN
Mục tiêu: Nhận thức về độ dài của âm thanh, cảm nhận sự khác biệt của không gian và năng lượng cho các hình nốt khác nhau, linh động trong việc kiểm soát cơ thể.
Chuẩn bị: File mp3 bài nhạc. Đàn Piano/Organ.
1. Nghe nhạc. Chú ý vào độ dài của âm thanh. Bước đi theo tiếng nhạc kết hợp tay vỗ.
2. Thực hiện cho đến hết nhạc.
3. Lặp lại bài tập. Lần này, chân luôn bước đều theo phách đều theo nhạc. Tay vỗ theo âm thanh thay đổi.
4. Thể hiện trường độ âm nhạc ra bằng những cách khác nhau.
6. Tiếp tục thực hiện bài tập cho đến khi hết nhạc.
7. Ngồi xuống đàn Piano. Bật metronome tốc độ 80. Vỗ tay theo các trường độ nốt bạn muốn.
8. Chơi với tay trái nốt C các phách đều như metronome. Miệng hát các trường độ khác nhau. Nếu như không biết mình hát đúng hay sai, hãy vừa hát vừa chơi các nốt trong điệu thức C Major. Lắng nghe và tận hưởng âm nhạc.
8*. Tay trái có thể chơi 4 phím, C, B, A, G như nhịp 4.
9. Viết ra những quan sát và ghi nhận của cá nhân sau toàn bộ quá trình.
—————————————————————–
Bài tập này thúc đẩy bạn cảm nhận trường độ của âm thanh nhiều hơn và thể hiện ra trên nhạc cụ. Bạn có cảm nhận được sự khác biệt về không gian và năng lượng khi chơi các trường độ khác nhau hay không? Cơ thể của bạn khi chơi đàn có thể hiện ra điều đó không? Viết ra nhiều hơn những gì bạn có thể cảm nhận và muốn chia sẻ.